CHIA SẺ

Sunday, October 8, 2017

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CỌ DẦU

Cọ Dầu là loại Cây Công Nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận. Các sản phẩm từ Cây Cọ Dầu ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường. Nhiều nhà vườn lựa chọn Cọ Dầu kinh doanh cần chú ý kỹ thuật trồng Cọ Dầu đúng cách để cây cho năng suất cao, lợi nhuận tốt, đồng thời bảo vệ môi trường nơi mình đang sống.



Cây Cọ Dầu

Chuẩn bị giống và đất trồng

Cây Cọ Dầu sinh sản bằng hạt, muốn nảy mầm tốt phải cho hạt nảy mầm trong môi trường nhân tạo. Khi hạt nứt nanh thì gieo trong vườn ươm 4-5 tháng để phát triển thành cây con. Cây con sẽ được cấy lần thứ 2 vào vườn giâm và được chăm sóc khoảng 1 năm cho đến khi cây có đủ sức để trồng ra môi trường bên ngoài.

Tiêu chuẩn cây giống: Cây giống đủ tiêu chuẩn lấy từ vườn giâm mang đi trồng: cây giống có đường kính ở cổ rễ từ 8-12cm, chiều cao cây từ 1,3-1,6m trở lên, bộ lá có màu xanh đậm.

Chuần bị đất: Đất phải làm nhanh, tránh để trơ và dãi nắng lâu ngày, có thể gia tăng độ phì nhiêu của đất bằng cách đốt cỏ dại, hoặc những cây không cần thiết trong vườn để vừa khử trùng cho đất, tăng dinh dưỡng cho cây sau này.

Khi đất đã được dọn sạch, ta nên tiến hành cày, nên dọn hết rễ cây cũ và xới sâu từ 60cm. Nên tiến hành cày làm 2 lần, giúp đất tới xốp, xen kẽ hai lần cày ta có thể trồng những cây hoa màu ngắn ngày giúp đất tới xốp.


Chuẩn bị giống và đất trồng

Sau mỗi lần cày, đất phải được san phẳng, trong lần cày cuối cùng nên bón phân cho đất khoảng 250kg/ha loại phân tổng hợp.

Thời vụ trồng:
Nên trồng Cọ Dầu vào đầu mùa mưa, để cây có được bộ rễ cứng cáp trước khi mùa khô đến.

Mật độ trồng: Tương ứng 1.000 cây/ha kể cả đường đi

Kỹ thuật trồng Cây Cọ Dầu

Sau khi mọi thứ đã được chuẩn bị, ta tiến hành rời cây giống khỏi vườn giâm ra vườn trồng. Nên cho cây rời vườn giâm nội trong ngày định trồng, nếu có sớm hơn cũng chỉ là chiều tối hôm trước.



Kỹ thuật trồng Cây Cọ Dầu

Cần giữ cho cây con một bầu nguyên vẹn đủ to đối với cây. Bà con không nên trồng cây rễ trần vì tỉ lệ chết cao và sự phục hồi chậm. Tiến hàng đặt cây vào lỗ đã chuẩn bị, nên đặt thẳng đứng cây vào giữa lỗ, chú ý đặt cổ rễ vừa đúng ngang mặt đất, đây là điều kiện hàng đầu để cây hồi sức nhanh nhất.

Bà con tiến hành lấp đất vào những khe hở giữa vách lỗ và cạnh của bầu, nên dàn dần để tránh có những túi không khí. Quanh bầu nên nén đất cẩn thận bằng chân, tránh giẫm lên bầu để rễ nông khỏi bị thương. Bà con phủi cho hết đất dính vào nách lá, san đất cho phẳng quanh cây, sau cùng cắt hết dây giữ tàu lá.

Sau khi trồng cần thường xuyên kiểm tra cây xem từng cây trồng đã tốt chưa. Nếu cần có thể dận lại đất, lá bắt đầu có chỗ thối thì xén bỏ và sửa sang thêm. Bà còn kiểm tra thường xuyên và khắc phục kịp thời thì tỉ lệ hồi sức của cây sẽ tăng lên có thể đạt 95% sau một năm.