CHIA SẺ

Sunday, October 8, 2017

MUA CÂY CỌ DẦU GIỐNG Ở ĐÂU

Cây Cọ Dầu có giá trị kinh tế cao nhưng đến nay nó vẫn là loại cây mới đối với nhiều Bà con nhà vườn. Hiện diện tích Cây Cọ Dầu đang ngày càng tăng, nhiều nhà vườn đang quan tâm hơn đến loại cây này. Nếu bạn đang có nhu cầu Mua Cây Cọ Dầu Giống để trồng thử nghiệm, chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng chưa biết ở đâu bán, vậy bạn hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây!



Cây Cọ Dầu Giống

Cần Mua Cây Cọ Dầu Giống, Mua Ở Đâu?

Khi bạn gõ cụm từ “Cần Mua Cây Cọ Dầu Giống” trên công cụ tìm kiếm Google thì có khoảng 124.000 kết quả gợi ý cho bạn có liên quan đến việc Mua Bán Cây Cọ Dầu Giống.

Nhưng trong biển thông tin đó bạn không biết đâu là thông tin đúng, đâu là nơi Bán Cây Cọ Dầu Giống uy tín chất lượng. Điều bạn cần làm là đọc thông tin và lựa chọn những nhà cung cấp cây giống đảm bảo chất lượng.


Cần Mua Cây Cọ Dầu Giống, Mua Ở Đâu

Bạn có thể lựa chọn 3-5 nhà cung cấp Cây Cọ Dầu Giống, yêu cầu họ gửi báo giá về sản phẩm và các dịch vụ đi kèm. Sau đó bạn có thể so sánh và lựa chọn đơn vị cung cấp có chất lượng tốt nhất, giá thành hợp lý nhất, tư vấn ổn nhất.

Ngoài ra, Bạn có thể tìm đến trực tiếp các vườn ươm có nhân Giống Cây Cọ Dầu hoặc các trung tâm, trại giống ở địa phương để đặt Mua Cây Cọ Dầu giống có kích thước, số lượng như bạn mong muốn.

Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn Bán Cây Cọ Dầu Giống chất lượng tốt nhất

Nếu bạn vẫn không lựa chọn được đơn vị cung cấp Cây Cọ Dầu Giống như ý, bạn hãy ghé thăm Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn http://cayxanhgianguyen.com/. Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn là đơn vị đã có gần 20 năm cung cấp các loại Cây Giống, Cây Công Nghiệp, Cây Đô Thị, Cây Ăn Trái…



Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn Bán Cây Cọ Dầu Giống chất lượng tốt nhất

Vườn ươm Cây Xanh Gia Nguyễn hàng năm cung cấp cho thị trường Miền Nam hàng ngàn Cây Cọ Dầu Giống. Cây được nhân giống từ những Vườn Cây Cọ Dầu đầu dòng thuần chủng, cây đảm bảo tiêu chuẩn về kích thước, tuổi xuất vườn, với giá thành hợp lý. Vì thế, Bà con hoàn toàn có thể yên tâm khi Mua Cây Cọ Dầu Giống tại Gia Nguyễn.

MỘT SỐ LOẠI SÂU BỆNH PHỔ BIẾN TRÊN CÂY CỌ DẦU

Vườn Cọ Dầu được chăm sóc kỹ lưỡng nhưng nếu chẳng may bị sâu bệnh gây hại sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng trưởng của cây. Từ đó làm giảm năng suất của cây, nhất là vào thời kỳ cây bắt đâu cho thu hoạch. Vì thế, bài viết này chúng tôi sẽ cung cấp cho Bà con biết một số loại sâu bệnh, cách chúng gây hại tới Cây Cọ Dầu và cách phòng tránh.


Cây Cọ Dầu

Các loại sâu gây hại thường gặp ở Cây Cọ Dầu

Sâu Cắn Lá: Loại sâu có cánh cứng dài 3-8cm tùy từng loại, nó cắn vào tàu lá Cọ theo nhiều cách khác nhau tùy từng loại sâu, chúng tấn công những mô non bao quanh nõn trên cùng.

Sâu Đục Thân: Sâu này cũng có nhiều loại, chúng là những con mọt lớn dài từ 2-2,5cm, có vòi dài và thân đen xỉn như nhung hoặc ở những loại thân có vạch dài nhạt hơn. Chúng tấn công vào các vết thương trên cây và đẻ trứng vào đó. Chỉ có ấu trùng là có hại, chúng béo và phình to lên ở gần cuối, chúng gặm thân cây và làm cho cây chết nhanh.


Các loại sâu gây hại thường gặp ở Cây Cọ Dầu

Ngoài ra còn có một số loại sâu hại khác như: Sâu Cánh Cứng, Côn Trùng Cánh Cứng Nhỏ (Coelaenomenodera), Mọt, Bướm (parasa)… Mỗi loại sâu có cách gây hại cho Cây Cọ Dầu theo hướng khác nhau. Vì thế, Bà con cần thường xuyên kiểm tra vườn để kịp thời phát hiện và tiêu diệt sâu gây hại.

Các loại bệnh gây hại thường gặp trên Cây Cọ Dầu

Bệnh Héo Khô: Do Nấm Fusarium Oxyporum f.elaeidis gây lên, chúng làm Cây Cọ Dầu chết mòn đặt biệt là những cây già. Cây khi bị nhiễm bệnh này các tàu dưới sẽ dần bị khô và gẫy chừng 1/3 phía dưới.

Bệnh Thối Lõi: Nếu cây bị bệnh, Bà con hoàn toàn có thể nhận biết bệnh này bằng cách dùng tay rút lõi ra được mặc dù bộ lá vẫn còn xanh. Hiện tượng thối lõi nông hoặc sâu và có thể lan tới mầm cuối cùng. Khi mầm đã có bệnh cây khả năng chết sẽ cao, nếu không chết cây sẽ khỏi bệnh sau một thời gian dài, sau khi khỏi bệnh cây thường còi đi và lá vàng úa.


Các loại bệnh gây hại thường gặp trên Cây Cọ Dầu

Bệnh Thối Thân:
Biểu hiện là những tàu lá phía ngoài rủ xuống từ điểm đeo chúng nhưng vẫn còn xanh, sau đó sẽ bị vàng và héo. Phía trong thân, nếu cắt dọc ra thường nhìn thấy một cái hốc xung quanh có những mô màu nâu chằng chịt vệt trắng nhờ bao bọc. Bệnh do những sinh vật mang tên Fusarium Oxyporum gây ra.

Bệnh Thối Thân và Rễ: Bệnh này do nấm armillaire gây ra, nó làm cho rễ và thân Cây Cọ Dầu thối rữa ra.

Bệnh Vòng Đỏ:
Bệnh do loại tuyến trùng gây lên, nó sống phía ngoài vỏ cây lá gây ra những lỗ loét. Trên một lát cắt ngang thân, những lỗ loét ấy xuất hiện dưới hình dạng một vòng đỏ rộng vài cm.

Bên cạnh đó, còn có một số bệnh gậy hại cho Cây Cọ Dầu như: Bệnh Chét Lá, Bệnh Nhấm Nát, Bệnh Hình Cung Trụi Lá, Bệnh Héo Lá, Bệnh Gỉ Sắt… mỗi loại bệnh cần có những loại thuốc đặc trị khác nhau.

CÁCH CHĂM SÓC CÂY CỌ DẦU

Cách chăm sóc Cây Cọ Dầu cũng giống như một số loại Cây Công Nghiệp khác, Bà con chỉ cần chú ý chăm sóc đúng quy trình và chú ý vài đặc thù riêng của Cọ Dầu. Các bước chăm sóc Cây Cọ Dầu cần có như: thường xuyên kiểm tra cây, bảo vệ cây, làm cỏ tỉa lá, bón phân…


Cách chăm sóc Cây Cọ Dầu

Kiểm tra cây mới trồng và bảo vệ cây

Sau khi trồng ít nhất 3 ngày, Bà con cần tiến hành kiểm tra từng Cây Cọ Dầu mới được trồng xem cây đã thích nghi được chưa. Nếu cần có thể dận lại đất, xén bỏ những đoạn lá bị thối.

Nếu phát hiện cây bị những giống vật gặm nhấm, chủ yếu là con cheo có thể đặt quanh cổ rễ của các cây cọ một cái lưới chu vi 0,7m, cao 0,25m, có mắt cáo 15mm. Lưới này có tác dụng khép chặt và xiết chặt lại quanh gốc, làm cho 2-3 cuống lá chặt lại, lúc sửa sang cây và ghìm lưới vào đất không cho con cheo lật lên. Hai năm sau, Bà con có thể gỡ lưới ra và dùng cho các vụ sau.

Sau khi trồng Bà con cần thường xuyên phủ đất để che cho cây, nhất là bộ rễ đỡ bị mất nước và nóng. Bà con có thể dùng đất, rác thực vật hoặc những tờ Polietilen… để phủ. Nếu trời nắng nóng cần tiến hành che chắn cho cây mới trồng.


Kiểm tra cây mới trồng và bảo vệ cây

Làm cỏ nhiều hay ít tùy thuộc vào độ phì của đất và lớp phù đất đã có. Năm đầu thường có 6 lượt làm cỏ, từ các năm sau làm cỏ 4 lượt, làm sạch quanh cây theo bán kính từ 1,5-2m. Làm cỏ hàng ngày thay đổi từ 100 cây cho năm thứ nhất đến 50 cây cho năm thứ 4, tức là bình quân mỗi hecta làm cỏ 12 lần/ năm.

Bón phân cho Cây Cọ Dầu

Thường sáu tuần sau khi trồng hoặc sau những trận mưa lớn Bà con cần tiến hành bón phân hóa học cho cây. Phân hóa học giúp cây nhanh chóng hồi sức, loại phân và liều lượng bón cho cây tùy vào từng loại đất.

Bà con có thể dùng các loại phân hóa học tổng hợp, hoặc phân đạm, lân, kali tùy vào từng giai đoạn phát triển của cây. Vì thế, trước khi định bón loại phần nào cho Cây Cọ Dầu, Bà con nên tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước hoặc hỏi ý kiến của cán bộ khuyến nông.


Bón phân cho Cây Cọ Dầu

Cách bón:
Bón phân theo vành khăn, chiếu từ mút lá phát triển nhất xuống, không nên vùi phân để tránh tổn thương cho rễ nông mà cần dùng cuốc phủ cho nó một lớp đấy lấy từ xung quanh gốc cây.

Sửa sang và tỉa cành

Trong những năm đầu người ta thường giữ nguyên tàu lá giúp cây quang hợp. Sau khi cây trưởng thành và cho trái, mỗi năm một lần Bà con có thể cắt bỏ những lá khô.

Ngoài ra, Bà con có thể dùng kéo để cắt tàu lá đau hơn một chút để dễ thu hoạch, nhưng phải để lại hai tàu phía dưới những buồng đang hình thành, cuống lá sẽ được cắt thật sát thân nhưng không gây thương tích cho thân cây và phòng tránh những loại cây ký sinh (Cây Tầm Gửi).

KỸ THUẬT TRỒNG CÂY CỌ DẦU

Cọ Dầu là loại Cây Công Nghiệp mang lại nhiều lợi nhuận. Các sản phẩm từ Cây Cọ Dầu ngày càng chiếm vị trí quan trọng trên thị trường. Nhiều nhà vườn lựa chọn Cọ Dầu kinh doanh cần chú ý kỹ thuật trồng Cọ Dầu đúng cách để cây cho năng suất cao, lợi nhuận tốt, đồng thời bảo vệ môi trường nơi mình đang sống.



Cây Cọ Dầu

Chuẩn bị giống và đất trồng

Cây Cọ Dầu sinh sản bằng hạt, muốn nảy mầm tốt phải cho hạt nảy mầm trong môi trường nhân tạo. Khi hạt nứt nanh thì gieo trong vườn ươm 4-5 tháng để phát triển thành cây con. Cây con sẽ được cấy lần thứ 2 vào vườn giâm và được chăm sóc khoảng 1 năm cho đến khi cây có đủ sức để trồng ra môi trường bên ngoài.

Tiêu chuẩn cây giống: Cây giống đủ tiêu chuẩn lấy từ vườn giâm mang đi trồng: cây giống có đường kính ở cổ rễ từ 8-12cm, chiều cao cây từ 1,3-1,6m trở lên, bộ lá có màu xanh đậm.

Chuần bị đất: Đất phải làm nhanh, tránh để trơ và dãi nắng lâu ngày, có thể gia tăng độ phì nhiêu của đất bằng cách đốt cỏ dại, hoặc những cây không cần thiết trong vườn để vừa khử trùng cho đất, tăng dinh dưỡng cho cây sau này.

Khi đất đã được dọn sạch, ta nên tiến hành cày, nên dọn hết rễ cây cũ và xới sâu từ 60cm. Nên tiến hành cày làm 2 lần, giúp đất tới xốp, xen kẽ hai lần cày ta có thể trồng những cây hoa màu ngắn ngày giúp đất tới xốp.


Chuẩn bị giống và đất trồng

Sau mỗi lần cày, đất phải được san phẳng, trong lần cày cuối cùng nên bón phân cho đất khoảng 250kg/ha loại phân tổng hợp.

Thời vụ trồng:
Nên trồng Cọ Dầu vào đầu mùa mưa, để cây có được bộ rễ cứng cáp trước khi mùa khô đến.

Mật độ trồng: Tương ứng 1.000 cây/ha kể cả đường đi

Kỹ thuật trồng Cây Cọ Dầu

Sau khi mọi thứ đã được chuẩn bị, ta tiến hành rời cây giống khỏi vườn giâm ra vườn trồng. Nên cho cây rời vườn giâm nội trong ngày định trồng, nếu có sớm hơn cũng chỉ là chiều tối hôm trước.



Kỹ thuật trồng Cây Cọ Dầu

Cần giữ cho cây con một bầu nguyên vẹn đủ to đối với cây. Bà con không nên trồng cây rễ trần vì tỉ lệ chết cao và sự phục hồi chậm. Tiến hàng đặt cây vào lỗ đã chuẩn bị, nên đặt thẳng đứng cây vào giữa lỗ, chú ý đặt cổ rễ vừa đúng ngang mặt đất, đây là điều kiện hàng đầu để cây hồi sức nhanh nhất.

Bà con tiến hành lấp đất vào những khe hở giữa vách lỗ và cạnh của bầu, nên dàn dần để tránh có những túi không khí. Quanh bầu nên nén đất cẩn thận bằng chân, tránh giẫm lên bầu để rễ nông khỏi bị thương. Bà con phủi cho hết đất dính vào nách lá, san đất cho phẳng quanh cây, sau cùng cắt hết dây giữ tàu lá.

Sau khi trồng cần thường xuyên kiểm tra cây xem từng cây trồng đã tốt chưa. Nếu cần có thể dận lại đất, lá bắt đầu có chỗ thối thì xén bỏ và sửa sang thêm. Bà còn kiểm tra thường xuyên và khắc phục kịp thời thì tỉ lệ hồi sức của cây sẽ tăng lên có thể đạt 95% sau một năm.

TRỒNG CÂY CỌ DẦU BAO LÂU CHO THU HOẠCH

Cọ Dầu là cây trồng không mấy quen thuộc ở Việt Nam nhưng lại là nguyên liệu quan trọng trong cuộc sống hàng ngày. Các sản phẩm từ Dầu Cọ được ưa chuộng dùng trong nhiều ngành công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hóa chất, mỹ phẩm, nhiên liệu sinh học… Vì thế, ngày càng có nhiều người ưa trồng Cọ Dầu. Tuy nhiên, Cây Cọ Dầu trồng bao lâu được cho thu hoạch thì không phải ai cũng biết.



Trồng Cọ Dầu

Trồng Cọ Dầu 6 tháng cho thu hoạch

Nếu trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật, Cây Cọ Dầu được trồng trên điều kiện tự nhiên lý tưởng thì chỉ trong 6 tháng đến 1 năm là có thể thu hoạch được. Từ năm thứ 2-3 cây bắt đầu vào thời kỳ kinh doanh, năng suất đạt từ 10-25 tấn/ha tùy từng Giống Cọ Dầu và chế độ chăm sóc.



Trồng Cọ Dầu 6 tháng cho thu hoạch

Mỗi Cây Cọ Dầu có tuổi thọ vào khoảng 25 năm tuổi. Cọ dầu sinh trưởng và thích nghi với nhiều điều kiện khác nhau. Cây Cọ Dầu có thể sống trong môi trường ngập úng, rễ Cọ Dầu có thể “Ngoi” lên mặt nước để hút khi oxy. Còn nếu trồng ở ven kênh rạch thì cây hoàn toàn hút chất hữu cơ công nghiệp thải ra và phát triển rất nhanh chóng. Ngoài ra, chúng cũng “Tiêu diệt” các loại lục bình, cỏ dại xung quanh để làm chất dinh dưỡng cho mình.

Vì thế, trồng Cây Cọ Dầu cũng sẽ không tốn nhiều công chăm sóc và phân bón như những loại cây khác.

Cọ Dầu mang lại lợi nhuận kinh tế cao

Trong số các loại Hạt Có Dầu thì Cọ Dầu là loại mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Đối với cùng một hecta đất thì Cọ Dầu cho sản lượng dầu gấp 12 lần các loại Hạt Có Dầu khác.


Cọ Dầu mang lại lợi nhuận kinh tế cao

Trong số 10 loại Hạt Có Dầu chính, Cọ chỉ chiếm 5,3% diện tích đất sử dụng để canh tác nhưng đóng góp tới 31,3% tổng sản lượng dầu và chất béo thực vật toàn cầu. Trên thị trường thương mại quốc tế, lượng giao dịch là 68,7 triệu tấn, thì Dầu Cọ chiếm phần lớn với tỷ trọng 57%.

Ngoài lợi nhuận thu về từ nguồn Dầu Cọ thì người trồng còn có nguồn thu từ việc Nhân Giống Cọ Dầu, sử dụng bã Dầu Cọ để làm thức ăn gia súc, phân bón…

GIỐNG CỌ DẦU NÀO CÓ NĂNG SUẤT TỐT NHẤT

Cây Cọ Dầu tuy mới được trồng phổ biến ở nước ta chưa lâu, nhưng giá trị kinh tế nó mang lại được đánh giá là cao hơn hẳn so với những loại Cây Công Nghiệp khác. Để lựa chọn được Giống Cọ Dầu cho năng suất cao trồng trong vườn nhà, Bà con cần tìm hiểu để tránh mua phải Giống Cọ Dầu kém chất lượng, làm mất thời gian chăm sóc và thiệt hại về kinh tế.


Hạt Cọ Dầu

Cọ Dầu có 3 Giống Chính

Theo các tài liệu cho biết thì hiện nay có 3 Giống Cọ Dầu chính có tên là: Cọ Dầu Dura (vỏ dày), Pisifera (không vỏ) và Tenera (vỏ mỏng). Trong đó, Tenera là Giống Cọ Dầu lai giữa hai giống Dura và Pisifera. Sự lai tạo này đã mang lại tỷ lệ Dầu Cọ trong Quả Cọ Dầu Tenera cao hơn 30% so với Giống Cây Dura và Pisifera.


Cọ Dầu có 3 Giống Chính

Tại nước ta, từ năm 1978 Giống Cọ Dầu Tenera C và D: C0101, C7001, C7128, C2101 và D1439 được nhập từ Pháp đã được trồng thí điểm ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và cho năng suất khoảng 10-15 tấn quả/năm.

Giống Cọ Dầu Golden Tenera vượt trội về năng suất

Hiện nay, thị trường mới ra mắt Giống Cọ Dầu Golden Tenera. Đây được cho là giống siêu năng suất được chọn tạo từ dòng Dura và Pisifera đồng thời nó kế thừa những ưu điểm của giống Tenera cũ.


Giống Cọ Dầu Golden Tenera vượt trội về năng suất

Năng suất Quả Cọ Dầu Golden Tenera tươi trung bình 25 tấn/ha/năm, cao nhất đạt 40,6 tấn/ha/năm; hàm lượng dầu 22%. Qua nghiên cứu cho thấy, các Giống Cọ Lai Tạo đã có tín hiệu đặc biệt quan trọng trong cải thiện năng suất quả và dầu. Đặc biệt là bằng phương pháp nhân vô tính tạo ra dòng Golden Tenera đã ức chế sự phát triển chiều cao của cây, kích thích ra trái sớm đồng thời thuận lợi cho việc chăm sóc, thu hoạch…

Nhìn chung Cọ Dầu Golden Tenera là loại cây trồng có năng suất cao, hữu dụng và được các tổ chức quốc tế như FAO, WB, IMF khuyến khích chính phủ các nước tạo điều kiện cho nông dân phát triển vì coi đây là loại cây trồng của tương lai.

VÙNG NÀO THÍCH HỢP CHO CÂY CỌ DẦU PHÁT TRIỂN

Cây Cọ Dầu (Eleais guineensis Jacq.) là Cây Công Nghiệp có giá trị kinh tế cao do năng suất dầu cao hơn so với các loại Cây Có Dầu khác. Cây Cọ Dầu được trồng rộng rãi ở các nước Trung, Nam Mỹ, Châu Á Nhiệt đới đặc biệt là Malaysia đất nước trồng nhiều Cọ Dầu nhất thế giới là 4-5 tấn dầu/ha. Cây Cọ Dầu là cây khá mới mẻ với nước ta. Nó cần được trồng tập trung và đi đôi với chế biến, do đó, đòi hỏi phải quy hoạch và tổ chức sản xuất một cách khoa học.


Giống Cây Cọ Dầu

Cây Cọ Dầu được trồng thí điểm ở một số nơi

Ở Việt Nam, từ năm 1978 Cây Cọ Dầu đã được trồng rải rác ở các tỉnh Nghệ An, Quảng Bình, Bình Định, Khánh Hòa, Đồng Nai cho thấy Cây Cọ Dầu cũng sinh trưởng phát triển, ra hoa kết quả nhưng năng suất thấp vì không được chăm sóc đầy đủ. Tuy nhiên, vẫn chưa ai có thể trả lời được với điều kiện trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật Cây Cọ Dầu ở Việt Nam sẽ cho năng suất bao nhiêu, hiệu quả kinh tế như thế nào.


Cây Cọ Dầu được trồng thí điểm ở một số nơi

Để trả lời cây hỏi này, từ năm 1986 Nhà nước đã giao cho Viện nghiên cứu dầu thực vật (OPI) triển khai đề tài ”Nghiên cứu khả năng thích nghi của Cọ Dầu ở các tỉnh phía Nam” làm cơ sở khoa học cho việc quy hoạch và phát triển Cọ Dầu tại Việt Nam.

Cây Cọ Dầu thích hợp trồng ở ĐB Sông Cửu Long

Từ năm 1986, ở Miền Nam đã trồng khoảng 650 ha cọ dầu tại Gia An, tỉnh Đồng Nai (thuộc Công ty Dầu thực vật Đồng Nai) để khai thác dầu. Ngoài ra, Viện Nghiên cứu dầu và Cây Cọ Dầu cũng đã tiến hành trồng khảo nghiệm khả năng thích nghi của Cây Cọ Dầu trên các vùng sinh thái: vùng phèn mặn Bình Khánh và Đỗ Hòa (huyện Cần Giờ, tp. Hồ Chí Minh), vùng đất phù sa cổ Mộc Hóa (tỉnh Long An), vùng đất xám bạc màu Xuân Lộc (tỉnh Đồng Nai), vùng đất phèn Nước Mục (huyện Bến Lức, tỉnh Long An), vùng đất phèn nhiễm mặn nhẹ Thủ Đức (tp. Hồ Chí Minh) và vùng đất cát ven biển (huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định).

Mỗi điểm khảo nghiệm có quy mô từ 1 – 2 ha với giống cọ dầu Tenera C và D: C0101, C7001, C7128, C2101 và D1439 được nhập từ Pháp, ươm ở Nông trường Cọ dầu Gia An (Xuân Lộc, Đồng Nai), cây con được bố trí trồng trên các vùng sinh thái khác nhau như đã kể ở trên.


Cây Cọ Dầu thích hợp trồng ở ĐB Sông Cửu Long

Qua công trình nghiên cứu, các nhà chuyên trách khẳng định về khả năng sinh trưởng phát triển Cọ Dầu trên vùng đất phèn Đồng bằng sông Cửu Long, đất xám miền Đông Gia An, đất phèn Nước Mục Long An, đất phèn nhiễm mặn nhẹ – Thủ Đức, đất cát Phù Cát là tương đối phù hợp.

Trong đó, vùng sinh thái phù hợp với Cây Cọ Dầu nhất là vùng Đồng bằng sông Cữu Long cây cho năng suất 2,6 tấn dầu/ ha. Nếu trồng, Cây cọ dầu trênvùng đất phèn sẽ cho hàm lượng dầu/khối lượng khô 52,25 – 56,06 %, hàm lượng dầu nhân cọ 45 -52 % và có chất lượng dầu (thành phần các acid béo) tương đương với Dầu Cọ Malaysia.

CÂY CỌ DẦU LÀM GIÀU CHO NGƯỜI NÔNG DÂN

Theo nghiên cứu, Cây Cọ Dầu rất thích hợp trồng ở khu vực các tỉnh Phía Nam, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Nhằm hỗ trợ chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao giá trị sản xuất, Trung tâm Khuyến nông của TP.HCM và nhiều tỉnh thành ở ĐBSCL đã tổ chức tập huấn kỹ thuật trồng Cọ Dầu cho các hộ dân. Trong vài năm trở lại đây đã có nhiều hộ rất thành công với mô hình trồng, khai thác Cọ Dầu làm giàu.



Cây Cọ Dầu làm giàu cho Nguời Nông Dân

Trồng Cọ Dầu mang lại hiệu quả kinh tế cao

Những năm gần đây, mô hình trồng Cọ Dầu ở nhiều tỉnh thành đã trở thành hướng chuyển biến tích cực trong phát triển kinh tế, Cây Cọ Dầu đã trở thành cây chủ lực tại nhiều địa phương.

Nhiều Vườn Cọ Dầu xanh mướt mọc lên khiến diện tích trồng Cọ Dầu tăng lên từng ngày. Người nông dân chủ yếu trồng Cọ Dầu để lấy trái bán cho các thương lái, các nhà máy chế biến thực phẩm, chế biến tinh dầu.


Trồng Cọ Dầu mang lại hiệu quả kinh tế cao

Cây Cọ Dầu nhờ dáng đẹp, ít tốn công chăm sóc, vì thế được nhiều người ưa chuộng trồng trong các công trình cảnh quan. Bà con trồng Cọ Dầu cung cấp cây giống cho các công trình cảnh quan như công viên, trường học, khu đô thị, biệt thự…

Ngoài ra, nhiều Bà con nhà vườn còn trở thành “Nơi cung cấp Cây Giống Cọ Dầu” cho những nhà vườn khác, vừa trao đổi phát triển cây giống, vừa nâng cao thu nhập. Hiện giá bán một Cây Cọ Dầu Giống khoảng 10.000 – 15.000 vnđ, mỗi năm Bà con thu nhập riêng từ việc Bán Cây Giống cũng từ 100-120 triệu đồng.

Trồng Cọ Dầu kết hợp chế biến Dầu Cọ

Nếu trước kia người nông dân chỉ biết trồng Cây Cọ Dầu sau đó thu hoạch trái để bán cho các nhà máy chế biến, thì đến nay các hộ đã đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật để có thể khai thác, chế biến hiệu quả Trái Cọ Dầu. Trái Cọ Dầu được người dân “Ép dầu” trở thành dầu thô, có hộ đầu tư kỹ thuật máy móc thực hiện quy trình tinh luyện dầu.

Cây Dầu Cọ có thể thu hoạch quanh năm. Tính trung bình mỗi hecta Cọ Dầu sản lượng thu hoạch hàng năm vào khoảng 10 tấn quả, từ đó có thể sản xuất được 3 tấn Dầu Cọ và 4 tấn xác khô dầu từ vỏ quả và thu được khoảng 750 kg hạt.


Trồng Cọ Dầu kết hợp chế biến Dầu Cọ

Từ đây lại có thể sản xuất ra 250 kg Dầu Cọ từ hạt có chất lượng cao và 500 kg bã hạt. Như vậy với khoảng 1-3 ha Cọ Dầu, mỗi năm Bà con thu nhập gần 300 triệu đồng.

Các phẩm cấp Dầu Cọ thu được từ hạt hay cùi thịt như bã còn lại sẽ được tận dụng dùng làm phân bón và thức ăn cho gia súc, gia cầm giúp gia tăng hiệu quả kinh tế hơn cho người dân.